Danh Sách 15 Nhà Thờ Đẹp Ở Sài Gòn Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua Trong Dịp Noel
Danh sách 15 nhà thờ đẹp ở Sài Gòn với lối kiến trúc cổ điển mà bạn nên ghé thăm và check-in trăm tấm ảnh trong dịp Noel 2024 này:
STT | Tên Nhà Thờ | Địa Chỉ |
1 | Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn | Số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM |
2 | Nhà thờ Tân Định | 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, TP.HCM |
3 | Nhà thờ Huyện Sỹ (Nhà thờ Chợ Đũi) | Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM |
4 | Nhà thờ Cha Tam (Thánh Phanxicô Xaviê) | 5 Học Lạc, Phường 14, Quận 5, TP.HCM. |
5 | Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế | 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM. |
6 | Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc (Nhà thờ Ngã Sáu) | 116A Hùng Vương, Phường 9, Quận 5, TP.HCM |
7 | Tu viện Dòng Thánh Phaolô (Sài Gòn) | Số 4 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM |
8 | Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán) | 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP.HCM |
9 | Giáo xứ Thánh Đa Minh (Ba Chuông) | Số 190 đường Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM |
10 | Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm | 58 Nguyễn Thiện Thành, Phường Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức |
11 | Nhà thờ Hạnh Thông Tây | 53/7 Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM |
12 | Nhà thờ Mạc Ty Nho | 16A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM |
13 | Nhà thờ Fatima Bình Triệu | 58 Đường số 5, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM |
14 | Nhà thờ Bình Thái | 1755 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP. HCM |
15 | Nhà thờ Giáo xứ Bình An Thượng | 2903 đường Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TP.HCM |
Có thể bạn quan tâm:
Vì Sao Lễ Giáng Sinh Tổ Chức Vào 25.12? Nguồn Gốc Của Ngày Lễ Giáng Sinh?
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Là một trong những nhà thờ đẹp ở Sài Gòn cũng như là biểu tượng kiến trúc đặc trưng của thành phố hoa lệ mang tên Bác. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng từ năm 1877 đến 1880, mang đậm phong cách kiến trúc Romanesque kết hợp Gothic. Hai tháp chuông cao 60,5 mét, tạo nên điểm nhấn độc đáo giữa lòng trung tâm thành phố.

Vào dịp Giáng sinh năm 2024, Nhà thờ Đức Bà được trang hoàng rực rỡ với 500.000 mét dây đèn LED. Phủ kín hai tháp chuông và xung quanh nhà thờ. Tạo nên khung cảnh lung linh, thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với khuôn viên rộng rãi, bao gồm tượng Đức Mẹ Hòa Bình đặt phía trước, tạo nên không gian yên bình giữa trung tâm thành phố sôi động.

Giờ lễ tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn:
- Ngày thường (Thứ Hai đến Thứ Bảy): 05h30/ 17h30
- Chúa Nhật: 05h30/ 06h45/ 08h00/ 09h30 (Thánh lễ bằng tiếng Anh)/ 16h00/ 17h30/ 18h30
Nhà thờ Giáo xứ Tân Định
Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, TP.HCM.
Nhà thờ Tân Định, tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Được khởi công xây dựng vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Đây là một trong những nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và lịch sử lâu đời tại Sài Gòn.

Nhà thờ Tân Định mang phong cách kiến trúc Gothic, với các chi tiết trang trí pha trộn giữa Roman và Baroque, tạo nên vẻ đẹp cổ điển và uy nghi.
Toàn bộ công trình được sơn màu hồng từ năm 1957, khiến nhà thờ được mệnh danh là “nhà thờ màu hồng” và trở thành điểm nhấn độc đáo giữa lòng thành phố.

Năm nay, nhà thờ tiếp tục được trang hoàng lộng lẫy với hệ thống đèn LED rực rỡ. Tạo nên không gian ấm áp và huyền ảo, thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.

Giờ lễ tại nhà thờ Giáo xứ Tân Định:
- Ngày thường (Thứ Hai đến Thứ Bảy): 05:00/ 06:15/ 17:30/ 19:00
- Chúa Nhật: 05:00/ 06:15/ 07:30/ 09:00/ 16:00/ 17:30/ 19:00
Giờ lễ Giáng Sinh 2024:
- Ngày 24/12 (Lễ Vọng Giáng Sinh): 17:30, 19:00 và 21:00.
- Ngày 25/12 (Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh): 6:15, 17:30 và 19:00.
Nhà thờ Huyện Sỹ (Nhà thờ Chợ Đũi)
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
Nhà thờ Huyện Sỹ, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, tọa lạc tại góc đường Tôn Thất Tùng và Nguyễn Trãi, Quận 1. Đây là một trong những nhà thờ đẹp ở Sài Gòn mang đường nét cổ kính và hoài niệm. Gắn liền với tên tuổi của ông Lê Phát Đạt, thường được gọi là Huyện Sỹ, một trong những đại điền chủ giàu có nhất Nam Kỳ cuối thế kỷ 19. Ông cũng là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, vợ của vua Bảo Đại.

Nhà thờ Huyện Sỹ được khởi công xây dựng vào năm 1902 và hoàn thành vào năm 1905. Ông Lê Phát Đạt đã hiến tặng đất và 1/7 gia sản của mình để xây dựng nhà thờ, với tổng chi phí ước tính khoảng 30.000 đồng bạc Đông Dương thời bấy giờ.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, với chiều dài 40 mét, rộng 18 mét, gồm 4 gian. Tháp chuông chính cao 57 mét, bên trong có 4 quả chuông được đúc tại Pháp vào năm 1905. Mặt tiền và các cột chính điện được ốp đá hoa cương Biên Hòa, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và cổ kính cho công trình.

Vào dịp Giáng Sinh, nhà thờ Huyện Sỹ thường được trang hoàng lộng lẫy với ánh đèn và cây thông Noel. Tạo nên không gian ấm áp và thu hút đông đảo giáo dân cũng như du khách đến tham quan và tham dự thánh lễ.

Giờ lễ tại nhà thờ Huyện Sỹ:
- Ngày thường (Thứ Hai đến Thứ Bảy): 5:00/ 6:15/ 17:30/ 19:00
- Chúa Nhật: 5:00/ 6:15/ 7:30/ 9:00/ 16:00/ 17:30/ 19:00
Nhà thờ Cha Tam (Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê)
Địa chỉ: 25 Học Lạc, Phường 14, Quận 5, TP.HCM.
Nhà thờ Cha Tam, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê. Là một công trình kiến trúc độc đáo tại khu Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nhà thờ Cha Tam có lịch sử lâu đời phục vụ cộng đồng giáo dân người Việt và cả người Hoa.


Vào ngày 3 tháng 12 năm 1900, nhân lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Giám mục địa phận Sài Gòn Mossard đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường này. Hai năm sau, vào ngày 10 tháng 1 năm 1902, lễ cung hiến thánh đường được tổ chức trọng thể. Nhà thờ được đặt theo tên Thánh Phanxicô Xaviê, nhưng người dân thường gọi là Nhà thờ Cha Tam để tôn vinh linh mục Pierre d’Assou (Cha Tam), người đã đứng ra xây dựng và là cha sở đầu tiên của nhà thờ.

Nhà thờ Cha Tam mang phong cách kiến trúc Gothic kết hợp với thiết kế Trung Hoa. Thể hiện rõ qua cổng tam quan, mái ngói lưu ly và các cột sơn son thếp vàng với câu đối chữ Hán. Sự kết hợp này tạo nên một nét độc đáo, phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa phương Tây và phương Đông.

Giờ lễ tại Nhà thờ Cha Tam:
- Ngày thường: 05:30 (tiếng Việt)/ 17:30 (tiếng Hoa)
- Chúa Nhật: 05:30 (tiếng Việt)/ 07:15 (tiếng Hoa)/ 08:45 (tiếng Việt)/ 16:00 (tiếng Việt)/ 17:30 (tiếng Hoa)
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc Nhà thờ Kỳ Đồng. Được xây dựng vào năm 1952, nhà thờ này không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Công giáo mà còn là điểm đến văn hóa và du lịch hấp dẫn.

Dòng Chúa Cứu Thế chính thức đến Việt Nam vào năm 1925 và thành lập cơ sở tại Sài Gòn vào năm 1933. Với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó và quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dòng đã quyết định xây dựng một ngôi nhà thờ mới để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng ngày càng tăng của giáo dân. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế được khởi công vào năm 1949 và hoàn thành vào ngày 3 tháng 8 năm 1952.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế mang phong cách kiến trúc Gothic kết hợp với các yếu tố hiện đại. Tạo nên một diện mạo độc đáo và trang nghiêm. Mặt tiền nhà thờ được thiết kế với các cột trụ vững chắc, cửa sổ kính màu và tháp chuông cao vút, tạo nên điểm nhấn nổi bật giữa lòng thành phố.

Giờ lễ tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế:
- Ngày thường (Thứ Hai đến Thứ Sáu): 05:00/ 06:00/ 18:00
- Thứ Bảy: 05:00/ 06:00/ 14:00/ 16:00/ 18:30 (Thánh lễ dành cho những ai không thể tham dự vào Chủ Nhật)
- Chúa Nhật: 05:00/ 06:30/ 08:00/ 10:00/ 14:00/ 17:00/ 18:30/ 20:00
Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc (Nhà thờ Ngã Sáu)
Địa chỉ: 116A Hùng Vương, Phường 9, Quận 5, TP.HCM.
Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc, thường được gọi là Nhà thờ Ngã Sáu. Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc được xây dựng từ năm 1922 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1928.

Trước năm 1865, giáo dân Việt Hoa trong khu vực Chợ Lớn chưa có nhà thờ riêng và thường tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Chợ Quán (Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu). Năm 1865, linh mục Philippe thuộc Hội Thừa sai Paris đã xây dựng một ngôi thánh đường tại đường Phùng Hưng, mang tên Tổng Lãnh Thiên thần Micae, để phục vụ giáo dân.

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc mang phong cách kiến trúc Gothic, với tháp chuông lớn ở trung tâm và hai tháp nhỏ hai bên, tất cả đều có mái ngói nhọn sơn màu xanh hướng lên trời. Cửa chính được ốp đá đen với các gờ răng cưa lớn, tạo cảm giác mạnh mẽ và uy nghi.

Giờ lễ tại Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc:
- Ngày thường: 05:00/ 17:30
- Chúa Nhật: 05:00/ 07:00/ 09:00/ 16:00/ 18:00
Tu viện Dòng Thánh Phaolô (Sài Gòn)
Địa chỉ: Số 4 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn, còn được biết đến với tên gọi La Sainte Enfance. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Trường Tộ, tu viện khởi công xây dựng vào năm 1862 và hoàn thành vào ngày 10 tháng 8 năm 1864. Đây được xem là công trình kiến trúc kiên cố đầu tiên do một kiến trúc sư người Việt thiết kế.

Tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn mang phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tháp cao và các chi tiết trang trí tinh xảo. Nhà nguyện chính của tu viện được trang trí công phu, trần cao với nhiều múi cong, các cửa bên có các bức phù điêu và hoa văn. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Pháp trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.

Tu viện chủ yếu dành cho các sinh hoạt nội bộ của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Tuy nhiên, vào lúc 7 giờ 30 sáng Chủ Nhật, tu viện có tổ chức thánh lễ dành cho giáo dân.
Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán)
Địa chỉ: 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP.HCM.
Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, thường được gọi là Nhà thờ Chợ Quán. Là một trong những thánh đường Công giáo cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn.

Họ đạo Chợ Quán được thành lập vào năm 1722, được xem là họ đạo lâu đời nhất của Tổng giáo phận TP. HCM. Theo nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký, những người lập nên họ đạo này là lưu dân đến từ phường Thợ Đức ở Huế. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ đã nhiều lần bị phá hủy và xây dựng lại vào các năm 1727, 1733, 1793, 1862 và 1882. Ngôi nhà thờ hiện tại được khánh thành vào năm 1896.

Nhà thờ Chợ Quán mang phong cách kiến trúc Romanesque, với mặt bằng bố trí theo lối kiến trúc nhà thờ cổ, gồm năm gian trải dài từ lối vào chính với tháp chuông đến cung thánh. Sau sảnh vào là không gian chính, nơi cử hành thánh lễ, với hai tượng thánh ở hai bên. Tiếp theo là dãy sáu vòm lớn chạy dọc, nối nhau trên các phần đầu cột, phân chia không gian chính có trần cao ở giữa và các không gian phụ.

Giờ lễ tại Nhà thờ Chợ Quán :
- Ngày thường: 05:00/ 17:30
- Chúa Nhật: 05:00/ 06:30/ 08:00/ 16:30/ 18:00
Giáo xứ Thánh Đa Minh (Ba Chuông)
Địa chỉ: Số 190 đường Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Nhà thờ Đa Minh, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Ba Chuông. Dòng Đa Minh Việt Nam đã hiện diện tại khu vực này từ năm 1957. Các tu sĩ đã xây dựng Tu viện Thánh Albêtô vào năm 1959 và mở Trường Trung Tiểu học Thánh Thomas. Sau đó, một đền thánh được khánh thành vào ngày 5 tháng 10 năm 1962 để dâng kính các Chân phước Tử Đạo Hải Dương. Ngày 24 tháng 6 năm 1967, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chính thức thành lập giáo xứ với danh xưng Thánh Đa Minh.

Nhà thờ Đa Minh – Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông, mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Cổng tam quan của nhà thờ không chỉ thể hiện nét văn hóa bản địa mà còn tượng trưng cho ba nhân đức căn bản của đạo Công giáo: đức tin, đức cậy và đức mến. Tháp chuông của nhà thờ có ba quả chuông đồng, một đặc điểm đã trở thành biệt danh “Ba Chuông” của nhà thờ.

Giờ lễ tại Nhà thờ Đa Minh:
- Ngày thường: 05:00/ 05:45/ 17:30
- Chúa Nhật: 05:00/ 06:15/ 07:30/ 09:00/ 10:30 (Thánh lễ bằng tiếng Anh)/ 16:00/ 17:30/ 19:00
Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm
Địa chỉ: 58 Nguyễn Thiện Thành, Phường Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức
Nhà thờ Thủ Thiêm được xây dựng từ năm 1859. Là một trong những công trình kiến trúc Công giáo có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn.

Ban đầu, nhà thờ Thủ Thiêm được xây dựng bằng gỗ để phục vụ cộng đồng Công giáo tại vùng đất mới. Trải qua nhiều lần trùng tu và xây dựng lại, đến năm 1956, nhà thờ được xây dựng kiên cố hơn với phong cách kiến trúc Á Đông, kết hợp những đường nét cổ điển, mang đến vẻ đẹp hài hòa và trang nghiêm. Mái ngói cong, các cột trụ vững chắc, và không gian rộng rãi bên trong tạo cảm giác thanh tịnh và linh thiêng.

Bên cạnh nhà thờ là Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, được thành lập từ năm 1840. Cả hai công trình đã tồn tại gần hai thế kỷ, trở thành biểu tượng văn hóa ủa khu vực Thủ Thiêm. Dù nằm trong lòng khu đô thị phát triển, nhà thờ Thủ Thiêm vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản, trở thành nơi gắn kết cộng đồng và lưu giữ giá trị lịch sử.

Giờ lễ tại Nhà thờ Thủ Thiêm:
- Ngày thường (Thứ Hai đến Thứ Sáu): 17:30
- Thứ Bảy: 05:30 và 17:30
- Chúa Nhật: 05:00, 07:30 và 17:30
Nhà thờ Hạnh Thông Tây
Địa chỉ: Số 53/7 Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng năm 1921 đến 1924. Công trình này do ông Lê Phát An, cậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu và con trai của đại phú hộ Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ), tài trợ toàn bộ chi phí xây dựng.

Xây dựng theo phong cách Byzantine, lấy cảm hứng từ Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở Ravenna, Ý. Điểm đặc trưng của kiến trúc này là mái vòm bán cầu, các cột trang trí và tranh khảm mô tả cảnh tôn giáo. Bên trong nhà thờ được trang trí bằng đá và gỗ quý, với ba bàn thờ bằng cẩm thạch. Mặt bàn thờ là một khối cẩm thạch màu trắng, chạm trổ xung quanh bằng cẩm thạch vàng, khi được chiếu sáng sẽ ánh lên màu vàng óng. Trần nhà thờ đúc hình vòm cung, phết nhũ vàng, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và lộng lẫy.

Kiến trúc của nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi bật với mái vòm cao 20m, nhà thờ có một tháp chuông ban đầu cao 30m nhưng đã được hạ xuống 19,5m vào năm 1952 vì lý do an ninh hàng không. Bên trong, các bức tranh khảm đá Mosaic trang trí tường và trần mang đến vẻ đẹp tinh xảo và trang nghiêm.

Giờ lễ tại Nhà thờ Hạnh Thông Tây:
- Ngày thường: 04:45/ 17:30
- Chúa Nhật: 05:00/ 07:30/ 09:30/ 16:00/ 17:30/ 19:00
Nhà thờ Mạc Ty Nho
Địa chỉ: 16A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Nhà thờ Mạc Ty Nho thuộc Giáo hạt Sài Gòn – Chợ Quán và được đặt tên theo thánh Martinô thành Tours, vị thánh bổn mạng được kính nhớ vào ngày 11 tháng 11 hằng năm.

Nhà thờ Mạc Ty Nho được thành lập vào năm 1951 nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ cho quân nhân Công giáo và gia đình của họ tại khu gia binh. Linh mục Thừa Sai Pháp Eugène Soullard, cha sở nhà thờ Chánh Tòa và cũng là Tổng Đại Diện Giáo phận Sài Gòn, đã khởi xướng xây dựng một nhà nguyện và trường học gồm 6 phòng học.

Ban đầu, các công trình này được xây dựng bằng vật liệu nhẹ, mang tính chất tạm thời. Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được mời đến để hỗ trợ giảng dạy chữ viết và giáo lý cho cộng đồng.

Giờ lễ tại Nhà thờ Mạc Ty Nho:
- Ngày thường: 17:30
- Chúa Nhật: 07:00/ 08:30 (Thánh lễ bằng tiếng Anh)/ 17:30
Nhà thờ Fatima Bình Triệu
Địa chỉ: 58 đường số 5, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Nhà thờ Fatima Bình Triệu là một trung tâm hành hương quan trọng dành riêng cho Đức Mẹ Fatima. Được thành lập vào năm 1958, nhà thờ đã trở thành điểm đến linh thiêng cho nhiều tín hữu Công giáo trong và ngoài khu vực.


Vào tháng 5 năm 1962, trong khuôn khổ Phong trào Quốc tế Tông đồ Fatima, tượng Đức Mẹ Fatima được rước qua nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Linh mục Phaolô Võ Văn Bộ, trưởng ban tổ chức cuộc rước, đã mua một khu đất rộng 12,5 mẫu gần Quốc lộ 13 và ga Bình Triệu để xây dựng trung tâm hành hương kính Đức Mẹ Fatima. Ban đầu, một tượng đài Đức Mẹ được dựng lên để giáo dân đến kính viếng. Sau đó, các công trình phụ trợ như nhà tĩnh tâm, nhà nguyện và giảng đường lần lượt được xây dựng, tạo nên một khuôn viên tôn giáo hoàn chỉnh.

Nhà thờ Fatima Bình Triệu mang đậm nét kiến trúc Gothic với mặt tiền màu hồng nhạt thanh thoát, gợi nhớ đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Khuôn viên nhà thờ bao gồm Thánh đường chính, Đền Đức Mẹ Fatima, Đài Đức Mẹ, nhà tĩnh tâm và các cơ sở khác phục vụ nhu cầu tôn giáo của cộng đồng. Đặc biệt, ngôi Thánh đường mới với kích thước 50m x 35m, có sức chứa 1.500 người, được khánh thành vào năm 2017, đánh dấu 40 năm thành lập giáo xứ.

Giờ lễ tại Nhà thờ Fatima Bình Triệu:
- Ngày thường: 05:00/ 17:00
- Thứ Bảy: 17:00/ 19:00
- Chúa Nhật: 05:00/ 07:30/ 15:00/ 17:00/ 19:00
Nhà thờ Giáo xứ Bình Thái
Địa chỉ: 1755 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP. HCM
Nhà thờ Giáo xứ Bình Thái với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nhà thờ đã trở thành điểm đến quen thuộc của cộng đồng Công giáo trong khu vực.

Giáo xứ Bình Thái được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Công giáo tại khu vực Quận 8. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhà thờ đã được xây dựng và trùng tu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giáo dân. Hiện nay, nhà thờ không chỉ là nơi cử hành các nghi thức tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, góp phần quan trọng vào đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Nhà thờ Bình Thái mang nét kiến trúc truyền thống với mặt tiền trang nhã, tạo nên không gian linh thiêng và gần gũi cho giáo dân. Khuôn viên nhà thờ rộng rãi, bao gồm thánh đường chính, khu vực hành lễ và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng của giáo xứ.


Giờ lễ tại Nhà thờ Bình Thái:
Ngày thường: 04:30/ 17:45
Chúa Nhật: 04:30/ 06:00/ 07:30/ 16:00/ 18:00
Nhà thờ Giáo xứ Bình An Thượng
Địa chỉ: 2903 Đường Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TP.HCM
Giáo xứ Bình An Thượng được thành lập vào năm 1955, trong bối cảnh hàng ngàn người miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Đa phần giáo dân gốc Phát Diệm, dưới sự dẫn dắt của Cha Phaolô Hoàng Quỳnh và một số linh mục gốc Phát Diệm, đã qui tụ và định cư trên dải đất Bình Xuyên, dọc Bến Phạm Thế Hiển, Quận 8, Sài Gòn.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhà thờ đã được xây dựng và trùng tu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giáo dân. Hiện nay, nhà thờ không chỉ là nơi cử hành các nghi thức tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, góp phần quan trọng vào đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Nhà thờ Bình An Thượng mang nét kiến trúc truyền thống với mặt tiền trang nhã, tạo nên không gian linh thiêng và gần gũi cho giáo dân. Khuôn viên nhà thờ rộng rãi, bao gồm thánh đường chính, khu vực hành lễ và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng của giáo xứ. Đặc biệt, vào năm 2020, giáo xứ đã làm phép Nhà Sinh hoạt Mục vụ và tổ chức thánh lễ tạ ơn đón linh mục phụ tá Giuse Phạm Công Minh, đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động mục vụ của giáo xứ.
Giờ lễ tại nhà thờ Bình An Thượng:
- Ngày thường: 04:45/ 17:30
- Chúa Nhật: 04:15/ 07:00/ 17:30/ 19:45
Lời Kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá 15 nhà thờ đẹp ở Sài Gòn nên check-in vào cuối tháng 12 năm nay rồi. Mỗi nơi đều chứa đựng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và dấu ấn lịch sử riêng.
Hẹn mọi người ở bài viết tiếp theo. SEE YA~
Có thể bạn quan tâm: Ưu Đãi Giá Tốt Dành Cho Đàn Nhà Thờ Mua Trong Dịp Giáng Sinh
CỬA HÀNG NHẠC CỤ ANTON MUSIC
- 🏠 Địa chỉ: 33 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức (Block B – KDC Phúc Lộc Thọ)
- ☎️ Hotline liên hệ mua hàng & tư vấn: 0943.633.281 – 0963.166.283
- 👉 Zalo: 0943.633.281 (Mr. Lê Anh)
👉 Trang web chính thức: nhaccuantonmusic.com
👉 Fanpage bán hàng chính thức: Nhạc cụ ANTON MUSIC & Nhạc cụ AntonMusic
👉 Học đệm đàn hát thánh ca tại đây
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Piano các dòng khác
Fritz Kuhla Special No.30 Lạc Dòng Made By Toyo Japan – Upright
Dòng Piano CLP
Yamaha CLP 635 USED [Trắng Kem] Clavinova Tủ Upright – Digital
27.000.000₫22.000.000₫Đàn Organ
Yamaha PSR E473 NEW Nguyên Thùng [Tặng Kèm Chân Đàn + Bao Đàn] – Keyboard
12.000.000₫10.000.000₫Piano điện
Casio AP 460 USED [Đen] CELVIANO – Digital
13.000.000₫10.500.000₫Dòng Piano YDP
Yamaha YDP S51 USED [Đen] Dòng ARIUS Nhỏ Gọn – Digital
22.000.000₫15.000.000₫Piano điện
Yamaha P225 NEW [Đen] Dòng Portable – Digital
25.000.000₫23.800.000₫Dòng Piano CVP
Yamaha CVP 307 USED [Nâu Gỗ] Dòng Clavinova – Digital
27.000.000₫19.000.000₫Phụ Kiện
Thuê Đàn Piano Điện Theo Giờ Chỉ Từ 60K: Luyện Tập, Dùng Cho Lớp Học, Phòng Trưng Bày…Tại Shop Anton Music Thủ Đức TP HCM
120.000₫60.000₫